Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Chiến lược kép của Putin ở Ukraine?
Trong bối cảnh giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng ở miền Đông Ukraine, phương Tây cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang áp dụng một chiến lược kép. Một mặt, ông Putin thể hiện sẵn sàng ủng hộ đàm phán để chấm dứt khủng hoảng, mặt khác, theo phương Tây, Moscow vẫn đang tiếp tục bơm vũ khí cho các phần tử ly khai.

 


 


 


“Trong mấy tuần trở lại đây, ông Putin đang chơi một trò chơi kép”, ông Steven Pifer, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, hiện là một chuyên viên cấp cao của viện nghiên cứu Brookings Institution, nhận định. “Đã có những dấu hiệu cho thấy, Nga muốn giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng con đường ngoại giao, nhưng vẫn có bằng chứng cho thấy vũ khí từ Nga tiếp tục chảy sang Ukraine”.

 

Sau nhiều tháng với những phát ngôn cứng rắn, cách đây 3 tuần, ông Putin đã đề nghị Quốc hội Nga thu hồi quyền của ông trong việc quyết định can thiệp quân sự vào Ukraine. Tiếp đó, hôm thứ Năm tuần trước, ông Putin cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine.

 

Nguyên nhân dẫn tới những thay đổi trên ở người đứng đầu điện Kremlin đang là trọng tâm của một cuộc tranh luận sôi nổi ở Washington. Giới chức chính quyền Tổng thống Barack Obama cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu cùng với sự giảm tốc của kinh tế Nga là nguyên nhân khiến ông Putin “chùn tay”.

 

Tuy nhiên, một số cựu quan chức ngoại giao Mỹ nhận định, lệnh trừng phạt tuy có tác dụng nhưng không phải là nhân tố chính đằng sau sự thay đổi thái độ của Moscow. Thay vào đó, chính thành công của Chính phủ mới ở Kiev và thất bại của phe ly khai mới là nguyên nhân chủ đạo.

 

“Nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất chính là những gì mà Ukraine đang làm được”, ông Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, nhận định.

 

Đắc cử hồi tháng 5, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi biến quân đội Ukraine thành một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ hơn trước rất nhiều. Ukraine đã nhận được khoản hỗ trợ quân sự 20 triệu USD từ Mỹ, cùng với sự giúp đỡ về tình báo và cố vấn. Tuy nhiên, chính việc chỉnh đốn quân đội, quyết tâm và sự sẵn sàng chấp nhận thương vong của Chính phủ Tổng thống Poroshenko mới là nguồn động lực cho binh sỹ Ukraine.

 

Bên cạnh đó, các phần tử ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine không còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi như trước. Thay vì lôi kéo được sự ủng hộ của dân chúng, phe ly khai đã khiến nhiều người dân ở miền Đông ở Ukraine chán ngán.

 

“Các phần tử ly khai không còn được chào đón nữa. Dân chúng đã mệt mỏi với họ”, ông Pifer nhận xét.

 

Hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Poroshenko cáo buộc binh sỹ Nga cùng chiến đấu bên phía quân ly khai trong các cuộc giao tranh với quân chính phủ Ukraine. Một quả tên lửa bắn hạ một máy bay vận chuyển có 8 người của Ukraine ở khu vực gần biên giới bị Kiev cho là có thể được bắn từ phía Nga.

 

Thứ Sáu tuần trước, Ukraine cáo buộc cuộc tấn công bằng rocket loại Grad khiến 23 binh sỹ chính phủ nước này thiệt mạng là bằng chứng cho thấy Nga vẫn tiếp tế vũ khi cho quân nổi dậy. Như thường lệ, Moscow tiếp tục phủ nhận các cáo buộc này của Ukraine.

 

Bất ổn ở miền Đông Ukraine hiện vẫn đang ở mức cao. Ông Poroshenko và người đồng cấp Nga Putin có thể bị kéo vào một vòng tròn “ăn miếng trả miếng” nguy hiểm khi mà các cuộc giao tranh ngay càng trở nên căng thẳng.

 

Chủ nhật vừa rồi, giới chức Nga cảnh báo Ukraine về “những hậu quả không thể đảo ngược” sau khi một công dân Nga bị thiệt mạng vì một quả đạn pháo được cho là bắn qua biên giới từ Ukraine. Kiev cho rằng, cáo buộc này của Nga là vô căn cứ, và có thể chính phe nổi dậy đã bắn quả đạn pháo đó vào Nga để kích động Nga can thiệp quân sự vào Ukraine. Phe nổi dậy từ chối nhận trách nhiệm về vụ việc.

 

Ông Eugene Rumer, cựu nhân viên Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, nhận xét, những gì mà Tổng thống Poroshenko đã làm được kể từ khi nhậm chức là nhân tố chính khiến Moscow trở nên dè dặt hơn trong vấn đề Ukraine. Song song với đề xuất đàm phán để lập lại hòa bình, ông Poroshenko thực hiện những hành động quân sự đầy quyết đoán nhằm trấn áp các phần tử ly khai - ông Rumer nhấn mạnh. Bên cạnh đó, ông Poroshenko cũng thể hiện thái độ mềm mỏng hơn với cá nhân ông Putin.

 

“Tôi cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu khi ông Poroshenko không ủng hộ việc trừng phạt thêm đối với Nga. Ông ấy là một chính khách khôn khéo. Ông ấy đang phát tín hiệu với Nga rằng ông sẵn sàng thương lượng. Điều đó là quan trọng”, ông Rumer nói.

 

Theo ông Thomas Graham, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, đánh giá rằng, thực ra ông Putin không bao giờ muốn xâm chiếm và sáp nhập miền Đông Ukraine, mà thay vào đó, mục tiêu của ông Putin là duy trì ảnh hưởng đối với chính phủ Ukraine. “Tôi nghĩ, mục tiêu thực sự của ông ấy là có đòn bẩy đối với chính phủ ở Kiev, và đảm bảo rằng, chính phủ đó không thù địch với Moscow và không dịch chuyển nhanh chóng về phía châu Âu”.

 

Cựu đại sứ Pifer thì lo ngại khả năng Tổng thống Poroshenko sẽ “quá tay” về mặt quân sự. Hồi đầu tháng này, quân chính phủ Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát thành phố 130.000 dân Slaviansk. Tuy vậy, theo ông Pifer, việc giành lại quyền kiểm soát thành phố công nghiệp Donetsk với 900.000 dân nơi phe ly khai đang cố thủ sẽ là một việc khó khăn hơn nhiều. Bất kỳ chiến dịch quân sự nào gây nhiều thương vong cho dân thường hay quân ly khai đều có thể khiến dân chúng thay đổi quan điểm và chống lại chính phủ ở Kiev.

 

“Điều quan trọng là ông Poroshenko không làm gì quá tay, nếu không dân chúng sẽ chống lại ông ấy”, ông Pifer nói.

 

Việc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cũng đang gây ra những mối lo chính trị trong nước cho ông Putin - theo đánh giá của ông Andrew Weiss, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Sau một thời gian được cho là hậu thuẫn các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở miền Đông Ukraine, ông Putin hiện đang bị các chính trị gia cánh tả ở Moscow cáo buộc là bỏ rơi các phần tử ly khai.

 

“Nếu phe ly khai bị dồn đến đường cùng, sẽ có áp lực lớn đối với Chính phủ Nga”, ông Weiss nói.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Do thám Đức, CIA theo dõi… tình báo Nga? (14-07-2014)
    Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ! (14-07-2014)
    Ngoại trưởng Mỹ có đem lại lối thoát cho cuộc bầu cử Afghanistan? (14-07-2014)
    Nga sắp trả đũa Ukraina bằng vũ lực? (14-07-2014)
    Mỹ đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc? (14-07-2014)
    5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn bè (13-07-2014)
    Mỹ đang đặt cược bao nhiêu vào Biển Đông? (13-07-2014)
    Bóng ma 'chiến binh Hồi giáo' ở Đông Nam Á (13-07-2014)
    Bị Anh làm bẽ mặt, Nga nổi xung (13-07-2014)
    Giao tranh đẫm máu ở miền Đông Ukraine (12-07-2014)
    Syria: Phe nổi dậy đánh thẳng vào quê Bộ trưởng Quốc phòng (12-07-2014)
    Cuộc chiến chống khủng bố trong lòng Pakistan (12-07-2014)
    ‘Trung Quốc trắng trợn, tham lam’ (11-07-2014)
    Gỡ rối cho Israel – Gaza (11-07-2014)
    Với Trung Quốc, Úc bây giờ “nói là làm“ (11-07-2014)
    Thế giới lo ngại khủng bố trở lại từ cuộc chiến tại Iraq (11-07-2014)
    Nhật ra 'đòn hiểm' chặt ý định 'vươn vòi bạch tuộc' của Trung Quốc (11-07-2014)
    Tổng thư ký LHQ: Tình hình ở Gaza như “một con dao sắc” (10-07-2014)
    Rắc rối sau bầu cử Tổng thống ở Indonesia (10-07-2014)
    Triều Tiên thoát Trung, không để nước lớn mặc cả trên lưng? (10-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153191116.